Thứ Tư, 31 tháng 10, 2007

LÀM RƯỢU VANG TRÁI CÂY Ở GIA ĐÌNH

Quả (trái cây) vừa chín, hái xuống ăn tươi là tốt nhất: màu sắc, hương vị ở mức tối đa, giá trị dinh dưỡng cao còn nguyên vẹn. Nhưng quả có mùa, yêu cầu tiêu thụ thì liên tục. Quả lại dễ bị giập nát, không chịu vận chuyển, do đó ngày càng đắt, trở thành một xa xỉ phẩm ngay cả nước ta có quả ăn quanh năm. Chế biến quả để bảo quản được lâu, mang đi xa, vì vậy đang trở thành nhu cầu bức thiết, bảo đảm cho người trồng quả có chổ tiêu thụ, bán được giá cao, người tiêu dùng có quả quanh năm, nghề trồng quả có thể phát triển rộng thêm.
Có nhiều cách bảo quản và chế biến: phơi khô, ngâm trong dầu, trong nước đường, nước muối, làm mức, kẹo... Chế rượu vang quả là một phương pháp chế biến đặc biệt: ép quả lấy nước, sử dụng một loại vi sinh vật (men) để biến nước quả thành một dung dịch trong có nhiều chất hữu cơ và vô cơ phức tạp. Ngoài nước ra, thành phần chủ yếu trong dung dịch này là cồn êtilic có mặt trong tất cả các loại rượu, nên gọi là rượu vang quả. Thêm từ "vang" vào đây để phân biệt với nhiều loại rượu khác không hình thành do lên men tự nhiên nước quả mà chủ yếu do pha trộn nước lã, cồn, đường và nhiều chất phù trợ khác để thêm hươg vị, màu sắc.
Trên thế giới có nhiều loại quả trồng chỉ với mục đích để chế rượu quả. Điển hình nhất là quả " Nho rượu " khác với nho ăn tươi. Hiện nay, hàng năm người ta sản xuất tới 20 triệu tấn nho rượu chế tạo hàng chục tỉ lít rượu vang nho. Có những nước như nước Pháp mỗi ngày tiêu thụ 1/2 lít rượu cho mỗi đầu người. Được như vậy vì ngoài cồn êtilic thỏa mãn một nhu cầu phổ biến của con người, rượu vang quả còn là một thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao có lợi cho sức khỏe nếu uống có điều độ.

Không có nhận xét nào: